Hành vi Đánh lừa ở động vật

Hù dọa

Một con tắc kè phồng mang trông dữ tợn

Một số loài động vật có chiến thuật làm cho chúng to lớn hơn để hù họa kẻ tấn công hoặc quấy rầy, những loài chim thường xù lông lên làm chúng to lớn hơn, một số loài thằn lằn có mào thì xòe mào ra, các loài ếch, nhái, cóc thì cố bơm không khí vào và làm chúng phình to ra. Chim công trống rực rỡ với cái đuôi xòe ra những họa tiết phức tạp cùng con mắt màu ngọc xanh, nó còn là vũ khí tự vệ cho chim công khi gặp kẻ thù. Chúng sẽ thị uy và mê hoặc kẻ thù. Kích thước to hơn nhờ xòe lông cùng những con mắt như mê hoặc kẻ thù sẽ giúp chim công an toàn. Loài cá nóc nhím (Diodon nicthemerus) trông từa tựa như loài cá phồng, có điều, gai của chúng bao phủ hết các vùng da trên cơ thể. Khi bị một loài cá lớn hơn đe dọa, chúng sẽ phồng mình lên giống như loài cá phồng nhằm làm sụp đổ ý đồ của kẻ thù.

Thằn lằn quỷ gai có thể thổi phồng cơ thể lên. Chúng thổi phồng ngực bằng không khí để làm cho mình lớn hơn và khó khăn hơn cho kẻ săn mồi[13] Khi một con linh cẩu uy hiếp đàn con báo săn mẹ sẽ cố gắng chống lại, dọa dẫm và có thể đuổi được con linh cẩu đi, chúng có thể dọa và đuổi linh cẩu đi trong khi linh cẩu là một mãnh thú lớn hơn, khỏe hơn, nguy hiểm hơn và là một chiến binh giỏi hơn, nó được giúp sức bởi hai vệt đen hình giòng lệ ở bên dưới mắt, báo săn là loài vật duy nhất thuộc họ mèo có vệt dài hình dòng lệ từ khóe mắt đến khóe miệng, các vệt dài này khuếch đại các đường nét trên khuôn mặt và trông chúng như dữ tợn hơn. Do đó nếu nó gầm gừ, khè khè hay giận dữ thì những vệt hình dòng lệ sẽ khiến nó trông có vẻ hung tợn và có thể làm cho con linh cẩu to hơn bỏ đi.

Giả chết

Giả chết
Trò giả chết của thú có túi Opossum dường như đã lừa được chú chó này

Nhiều loài áp dụng chiến thuật giả chết. Hầu hết các loài ăn thịt thích giết ngay con mồi của mình để dùng thịt sống, còn không có hứng thú với những con vật đã chết. Chính điều này giúp nhiều con mồi thoát chết. Dưa chuột biển giả chết mình để tự vệ, khi bị đe dọa, dưa chuột biển sẽ tự moi ruột mình ra khỏi cơ thể, chúng sẽ tự va đập thân thể cho đến khi một số nội tạng trong cơ thể văng ra ngoài bằng đường hậu môn. Sau khi kẻ thù nghĩ rằng con mồi đã chết, dưa chuột biển sẽ tái tạo lại phần cơ thể đã mất và tiếp tục cuộc sống.

Loài thú có túi Opssum châu Mỹ, nếu tình thế trở nên cực kỳ nguy hiểm chúng sẽ thực hiện việc giả chết. Con vật sẽ thả rơi mình xuống đất, miệng nhỏ dãi như thể bị ốm, nằm bất động với cái miệng mở ra, bên cạnh đó, nó tiết ra một chất có mùi như xác chết từ tuyến hậu môn của mình là như xác bị thối rữa. Khi có sợ hãi, thú có túi ôpốt rơi vào trạng thái hôn mê có thể kéo dài nhiều giờ, đủ lâu để thuyết phục bất kỳ loài động vật ăn thịt nào rằng chúng đã chết. Nỗi sợ hãi cũng khiến loài vật này phát ra một mùi hôi như mùi xác chết càng giúp chúng ngụy trang tốt hơn bởi xác chết thối cũng không ngon miệng.

Thế thân

Thằn lằn đứt đuôi

Thạch sùng hay thằn lằn thường cắt đuôi để tìm cách chạy trốn mà thôi. Khi đuôi rơi ra còn đang quằn quại sẽ làm kẻ thù chú ý, còn chủ nhân của đuôi thì đã chạy xa. Nhiều con thằn lằn có thể tự vứt bỏ chiếc đuôi của mình khi bị kẻ thù săn đuổi. Bằng cách hy sinh một phần thân thể, chúng có thể giải thoát cho mình và đánh lạc hướng sự chú ý của kẻ săn mồi. Kể cả khi cái đuôi đã bị tách ra, sự co thắt của dây thần kinh cũng khiến chiếc đuôi ngọ nguậy như thế nó vẫn đang sống. Vật thể không đầu kỳ dị này sẽ khiến kẻ thù giật mình và giúp con thằn lằn cụt đuôi có cơ hội quý giá để chạy trốn. Một chiếc đuôi mới sẽ được mọc ra từ sụn, chiếc đuôi nguyên gốc thì bắt nguồn từ xương sống[14]

Loài thằn lằn màu xanh lá cây Anole (Anolis carolinensis) có thể hy sinh phần đuôi đề thoát khỏi động vật ăn thịt và sau đó mọc trở lại vì chúng có ít nhất 326 gene ở các khu vực cụ thể của đuôi tái tạo, gồm cả những gene liên quan đến sự phát triển của phôi thai, phản ứng các tín hiệu nội tiết tố và chữa lành vết thương[15]. Loài mực ống Octopoteuthis deletron có khả năng tự cắt bỏ một phần tua tay của mình khi tấn công hoặc khi bị kẻ thù tấn công để phòng vệ. Điều này khác với bạch tuộc là loài luôn tung ra toàn bộ xúc tu của mình khi ở trong tình thế căng thẳng, mực này sẽ cắt phần cánh tay ở gần đối tượng tấn công hơn nên giảm thiểu được sự mất mát của cơ thể.

Ngoài khả năng phun mực để tạo ra một đám mây đen cho phép nó thoát khỏi kẻ thù thì mực cũng có thể tự cắt phần tay của mình để chạy trốn. Kèm theo đó nó sẽ phun ra một luồng ánh sáng để đánh lạc hướng kẻ thù hay con mồi tạo điều kiện cho mực tấn công hoặc trốn thoát. Phần cánh tay bị mất sau đó sẽ được mực tái sinh nhưng phải mất một thời gian. Sau khi tấn công đối phương, con mực ống bỏ trốn và để lại một đoạn xúc tu của nó. Việc con mực dùng vật thế thân để đánh lạc hướng của đối thủ được tin là cách giúp nó có đủ thời gian thoát khỏi kẻ thù. Giống như loài thằn lằn, con mực sau đó tái tạo đoạn xúc tu bị mất[16].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đánh lừa ở động vật http://animals.howstuffworks.com/mammals/zebra-str... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3348900 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17830957 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22590606 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nghe-thuat-a... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-tren-min... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/soc-van-o-ng... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/than-lan-dut... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/vi-sao-than-...